Thứ Tư, 18 tháng 5, 2011
Thứ Bảy, 14 tháng 5, 2011
Những ngày cuối ở Quy Nhơn
Những ngày cuối tôi ở nơi đây
Đi loanh quanh qua những trang sách cũHối hận không hết cho những ngày đã qua
Tôi nghĩ mình cũng thật khờ dại
Những ngày cuối tôi thấy nơi đây
Sao mà nắng chiều vàng đến thế
Sao mà biển xanh, con sóng miên man quá
Bao nỗi niềm chẳng thể nói cùng ai
Những ngày cuối tôi sống nơi đây
Muốn một ngày rồi một ngày nữa
Trôi âm thầm cho qua hết ánh dương
Để bóng tối trong lòng mình quạnh quẽ
Những ngày cuối tôi ở nơi đây
Cũng chẳng biết làm gì cho nơi xa lạ
Thôi đành sống như những ngày lúc trước
Bởi chia xa đâu phải sẽ chia lìa.
Chủ Nhật, 8 tháng 5, 2011
Tiên tri của tôi
Con người đã trải qua quá trình tiến hóa lâu dài của tự nhiên cho đến khi con người chúng ta có trí tuệ và tham vọng, từ đó con người xa rời tự nhiên và hủy hoại tự nhiên. Vấn đề này sẽ dẫn đến những khó khăn mà con người sẽ gánh chịu trong thời gian sắp tới. Tôi không muốn nói nhiều và văn vẻ về những tác động xấu của con người, về những thảm họa, thiên tai, chiến tranh, bạo động mà chi muốn chia sẻ một số điều mà cá nhân tôi cảm nhận đươc.
Một ví dụ đơn giản như thế này, hai ngôi nhà ở bên cạnh nhau cũng cần tới hai bức tường để ngăn cách, tự nhiên sẽ không bao giờ làm thế. Và điều này sẽ làm giảm đi một nửa thời gian con người tồn tại trên trái đất.
Năm 2011 sẽ trôi qua yên ả cho đến khi xảy ra một trận dịch do vi khuẩn kháng thuốc gây ra đầu tiên ở Trung Quốc và sau đó lan ra khắp các châu lục. Duy chỉ có châu Phi là ít bị ảnh hưởng của nạn dịch này. Dịch sẽ được dập tắt sau đó nhờ một hóa chất diệt khuẩn được chính các nhà khoa học Trung Quốc tìm ra.
Năm 2012 sẽ mở đầu bằng một loạt các trận khủng bố ở nước Mỹ và Châu Âu. Con người sẽ còn trả giá nhiều hơn nữa cho bạo lực và trả thù nhau.
Sẽ có nhiều điều xảy ra hơn nữa, mãi đến năm 2040 con người mới chịu ngồi lại với nhau và bàn cách làm thế nào để có một tương lai tươi sáng hơn. Lúc đó nghiên cứu khoa học sẽ trở thành một phong trào rộng khắp trên thế giới và con người dần tiến vào một kỷ nguyên mới.
Sẽ có nhiều sự kiện về địa chất học xảy ra vào năm 2016 và 2017 khi mà động đất xảy ra ở Châu Âu và sóng thần ở Nam Mỹ.
Trong tương lai ở các thành phố lớn sẽ xảy ra một hiệu ứng gọi là hiệu ứng thành phố. Con người sẽ bị stress nặng, sức khỏe giảm sút và tai nạn giao thông tăng lên. Các thành phố sẽ giống như những chiếc bánh bị đục khoét bởi vi khuẩn và nấm mốc.
Sẽ không tìm ra hành tinh có sự sống ngoài trái đất trong nhiều thế kỷ nữa cho đến khi con người trở thành người ngoài hành tinh đối với những hành tinh khác.
Công nghệ sinh học sẽ phát triển như vũ bão nhưng sẽ gặp những vấn đề vào năm 2020 như sự ảnh hưởng đến sức khỏe con người của thực phẩm biến đổi gen, sự sụt giảm về năng suất so với cây trồng không biến đổi gen. Sau đó, CNSH sẽ tìm ra một bước đi mới bền vững hơn và sẽ phát triển lâu dài.
Trên đây là những tiên đoán của tôi. Hy vọng các độc giả sẽ xem đây như một câu chuyện cười. Sự tiên đoán chỉ là ngẫu nhiên và chủ quan mà không có bất cứ cơ sở nào. Mục đích duy nhất của tác giả là muốn mọi người chúng ta hãy dành một chút thời gian nghĩ về tương lai trên cơ sở những gì con người đã làm và thử làm một nhà tiên tri. Biết đâu đó ta sẽ trở thành những nhà tiên tri thật sự.
Một ví dụ đơn giản như thế này, hai ngôi nhà ở bên cạnh nhau cũng cần tới hai bức tường để ngăn cách, tự nhiên sẽ không bao giờ làm thế. Và điều này sẽ làm giảm đi một nửa thời gian con người tồn tại trên trái đất.
Năm 2011 sẽ trôi qua yên ả cho đến khi xảy ra một trận dịch do vi khuẩn kháng thuốc gây ra đầu tiên ở Trung Quốc và sau đó lan ra khắp các châu lục. Duy chỉ có châu Phi là ít bị ảnh hưởng của nạn dịch này. Dịch sẽ được dập tắt sau đó nhờ một hóa chất diệt khuẩn được chính các nhà khoa học Trung Quốc tìm ra.
Năm 2012 sẽ mở đầu bằng một loạt các trận khủng bố ở nước Mỹ và Châu Âu. Con người sẽ còn trả giá nhiều hơn nữa cho bạo lực và trả thù nhau.
Sẽ có nhiều điều xảy ra hơn nữa, mãi đến năm 2040 con người mới chịu ngồi lại với nhau và bàn cách làm thế nào để có một tương lai tươi sáng hơn. Lúc đó nghiên cứu khoa học sẽ trở thành một phong trào rộng khắp trên thế giới và con người dần tiến vào một kỷ nguyên mới.
Sẽ có nhiều sự kiện về địa chất học xảy ra vào năm 2016 và 2017 khi mà động đất xảy ra ở Châu Âu và sóng thần ở Nam Mỹ.
Trong tương lai ở các thành phố lớn sẽ xảy ra một hiệu ứng gọi là hiệu ứng thành phố. Con người sẽ bị stress nặng, sức khỏe giảm sút và tai nạn giao thông tăng lên. Các thành phố sẽ giống như những chiếc bánh bị đục khoét bởi vi khuẩn và nấm mốc.
Sẽ không tìm ra hành tinh có sự sống ngoài trái đất trong nhiều thế kỷ nữa cho đến khi con người trở thành người ngoài hành tinh đối với những hành tinh khác.
Công nghệ sinh học sẽ phát triển như vũ bão nhưng sẽ gặp những vấn đề vào năm 2020 như sự ảnh hưởng đến sức khỏe con người của thực phẩm biến đổi gen, sự sụt giảm về năng suất so với cây trồng không biến đổi gen. Sau đó, CNSH sẽ tìm ra một bước đi mới bền vững hơn và sẽ phát triển lâu dài.
Trên đây là những tiên đoán của tôi. Hy vọng các độc giả sẽ xem đây như một câu chuyện cười. Sự tiên đoán chỉ là ngẫu nhiên và chủ quan mà không có bất cứ cơ sở nào. Mục đích duy nhất của tác giả là muốn mọi người chúng ta hãy dành một chút thời gian nghĩ về tương lai trên cơ sở những gì con người đã làm và thử làm một nhà tiên tri. Biết đâu đó ta sẽ trở thành những nhà tiên tri thật sự.
Thứ Bảy, 7 tháng 5, 2011
Nhật ký ngày 6/5/2011
Mình mới thi xong 3 môn học kỳ 2. Môn chuyên đề Vi Sinh Công Nghiệp làm bài cũng được, thầy Lư truyền đạt cho mình vài kiến thức bổ ích mà mình nghĩ sẽ áp dụng vào trồng nấm sau này. Môn Nuôi tôm công nghiệp lúc đầu học thấy chẳng có ứng dụng gì nhiều nhưng tìm hiểu kỹ thấy cũng hay, có thể sau này sẽ giúp ích được gì đó. Môn Môn QLNN và QLGD dài quá với lại nhiều điều luật học không thuộc, thời gian ngắn nên cũng không viết hết ý.
Có một tin vui là đề tài nghiên cứu khoa học được 94,5 điểm, cao nhất trong 7 đề tài bảo vệ ở khoa và sẽ được bảo vệ cấp trường và được gởi dự thi ở Bộ. Đây là đề tài đầu tiên mình làm để thỏa niềm đam mê nghiên cứu khoa học và cũng để ghi một dấu ấn trước khi ra trường. Từ ý tưởng tới khi hoàn thành đề tài là một quá trình lâu dài và vất vả nhưng khi đã trải qua rồi thì con người ta sẽ học được rất nhiều điều.
Có một tin vui là đề tài nghiên cứu khoa học được 94,5 điểm, cao nhất trong 7 đề tài bảo vệ ở khoa và sẽ được bảo vệ cấp trường và được gởi dự thi ở Bộ. Đây là đề tài đầu tiên mình làm để thỏa niềm đam mê nghiên cứu khoa học và cũng để ghi một dấu ấn trước khi ra trường. Từ ý tưởng tới khi hoàn thành đề tài là một quá trình lâu dài và vất vả nhưng khi đã trải qua rồi thì con người ta sẽ học được rất nhiều điều.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)